Khi ăn phải chất chống ẩm nên xử lý như thế nào?

Những chiếc túi nhỏ với tên gọi gói hút ẩm hay chất chống ẩm xuất hiện cùng hầu hết các sản phẩm từ quần áo, giày dép, thiết bị điện tử, thực phẩm,… khi đóng gói. Thông thường, người ta chẳng quan tâm đến chúng. Nhưng nếu lỡ không may ăn phải chất chống ẩm, ta phải xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chất chống ẩm là gì? Nên làm gì khi ăn phải chất chống ẩm?

Tìm hiểu về chất chống ẩm

Các chất chống ẩm thường được đóng thành những gói có kích thước từ 1g, 2g, 5g… cho đến 500g thậm chí lên đến 1000g. Các gói này thường được đi kèm để bảo quản sản phẩm được tốt hơn. Chúng có công dụng hấp thu hơi nước khi môi trường có độ ẩm cao. Giữ cho hàng hóa luôn được khô ráo, không bị ẩm mốc.

Trên thị trường hiện nay có một số loại chất chống ẩm như:

  • Chất chống ẩm silica gel:
Ăn phải chất chống ẩm

Các hạt silica gel có khả năng hút nước nhanh và có thể chứa đựng lượng hơi nước lên đến 40% trọng lượng nhờ vào các khoang rỗng trong cấu trúc. Hạt silica gel khá lành tính nên thường được dùng để bảo quản thực phẩm.

  • Chất chống ẩm clay:
Ăn phải chất chống ẩm

Hạt đất sét hoạt tính clay có thời gian hấp thu hơi nước chậm hơn hạt silica gel và chỉ hấp thu được lượng nước bằng 30% trọng lượng của chúng. Tuy nhiên chúng lại là giải pháp hữu hiệu dùng để bảo quản hàng hóa khi vận chuyển lâu đường dài, đường hàng hải.

  • Chất chống ẩm dạng bột:
Ăn phải chất chống ẩm

Bột canxi clorua có khả năng hút ẩm rất triệt để. Có thể chứa lượng hơi nước lên đến 120% trọng lượng. Dù khả năng hút ẩm mạnh nhưng chúng rất dễ chảy nước làm hư hại sản phẩm. Người ta đóng gói bao bì 2 lớp để chống chảy nước ngược.

Đa phần những gói chống ẩm đều được khuyến cáo không được ăn trên bao bì. Nhưng nếu lỡ nhà có trẻ nhỏ chẳng may ăn phải chất chống ẩm. Hãy bình tĩnh và tìm cách xử lý phù hợp.

Cách xử lý khi ăn phải chất chống ẩm

Theo các chuyên gia, khi ăn phải chất chống ẩm silica gel. Mức độ nguy hiểm sẽ không cao có thể xử lý kịp thời tại nhà. Còn nếu như trẻ nuốt phải bột chống ẩm. Cần phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được các y bác sĩ hỗ trợ xử lý kịp thời.

Đối với trường hợp trẻ ăn nuốt phải hạt silica gel, cha mẹ cần bình tĩnh để xử lý. Về cơ bản, hạt silica gel khá an toàn, chúng không xảy ra phản ứng hóa học khi đi vào cơ thể con người.

Ăn phải chất chống ẩm

Tuy nhiên các hạt silica gel có bản tính hút nước nhanh, nên ta cần uống nhiều nước sau đó để tránh tình trạng mất nước. Khi các hạt này no nước, chúng sẽ không còn khả năng tương tác với niêm mạc cơ thể và dần được bài tiết qua đường tiêu hóa.

Ngược lại, nếu trẻ ăn phải chất chống ẩm dạng bột sẽ rất nguy hại. Do có tính kiềm nên loại bột chống ẩm này có thể gây lỡ loét, bỏng rát khoang miệng. Ta cần cho trẻ súc miệng và uống thật nhiều nước để giảm nồng độ kiềm. Sau đó, ta lập tức đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất nhờ sự can thiệp của bác sĩ để xử lý.

Hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách xử lý khi lỡ ăn phải chất chống ẩm. Hãy luôn cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

10 − 3 =